Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2023 của Hòa Bình chưa cho thấy sự thay đổi về tài sản bất động sản của công ty. Thông tin nhận tài sản cũng không được ban lãnh đạo công ty đề cập tại cuộc họp ĐHCĐ cổ đông thường niên cuối tháng 6.
Nova
Hồ Tràm - một dự án bất động sản lớn của Novaland.
Nội
dung chính:
- Trong quý II/2023, Hội đồng quản trị (HĐQT) Hòa Bình
đã thông qua việc nhận tài sản là một số bất động sản từ Sun Group và
Novaland.
- Việc nhận tài sản chưa được phản ánh trong báo cáo
tài chính hợp nhất bán niên của công ty hay tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên cuối
tháng 6/2023.
- Tổng giám đốc Hòa Bình từng đề cập đến việc nhận tài
sản để cấn trừ các khoản đối tác nợ công ty.
Trong hai tuần cuối tháng 3, đầu tháng 4/2023, HĐQT Tập
đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC) đã thông qua các Nghị quyết về việc nhận chuyển
nhượng bất động sản từ Sun Group (30 lô đất nền tại Đà Nẵng) và Novaland (38
căn sản phẩm dự án Nova Phan Thiết và 20 căn thuộc dự án Nova Hồ Tràm). Thông
tin được đưa ra tại Báo cáo Quản trị bán niên 2023 của Hòa Bình.
Các nghị quyết HĐQT nói trên (số 16, 17, 18) không được
công ty công bố.
Chưa
chuyển giao tài sản?
Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2023 của Hòa Bình
cho thấy không có thay đổi đáng kể trong khoản mục tài sản cố định và hàng tồn
kho bất động sản của công ty trong quý II/2023. Thậm chí một số khoản mục tài sản
còn giảm sút.
Ngày 27/6/2023, tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên, Tổng
giám đốc Lê Văn Nam cho biết công ty có thể chấp nhận đối tác “gán nợ” bằng tài
sản. Ông Nam không đề cập gì đến việc công ty đã nhận tài sản từ các đối
tác.
Việc nhận tài sản từ Sun Group và Novaland, vì vậy có
thể được hiểu là hình thức các đối tác này “gán nợ” cho Hòa Bình. Hòa Bình là
nhà thầu cho các doanh nghiệp bất động sản hàng đầu này tại nhiều dự án khác
nhau, trong đó có các dự án được các công ty lấy tài sản “gán nợ”.
Việc HĐQT thông qua chủ trương nhận tài sản từ Sun
Group và Novaland có khả năng chưa được thực hiện trong quý II/2023, căn cứ vào
chi tiết các khoản mục trên báo cáo tài chính bán niên cũng như những tuyên bố
từ lãnh đạo Hòa Bình.
Hàng
đổi hàng
Việc nhận tài sản cấn trừ nợ là một giải pháp quen thuộc
trong giai đoạn hiện nay khi dòng tiền của nhiều doanh nghiệp đang dần cạn kiệt,
mất khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả cho đối tác.
Về phía doanh nghiệp nhận “gán nợ”, việc nhận tài sản
giúp doanh nghiệp xóa khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán. Điều này giúp
doanh nghiệp không phải trích lập dự phòng nợ xấu - là một khoản chi phí được hạch
toán, trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Chủ tịch Hòa Bình, ông Lê Viết Hải từng cho biết công
ty chưa từng xóa nợ cho bất kỳ khách hàng nào. Có nghĩa là mọi khoản nợ phải
thu của công ty, dù sớm hay muộn, cũng đều thu hồi được. Tuy nhiên, chính vì những
khoản phải thu bị trễ hạn, Hòa Bình đã phải dự phòng tới 1.690 tỷ đồng, khiến
công ty có một năm thua lỗ lịch sử.
Cấn trừ nợ bằng tài sản không thể là giải pháp lâu
dài. Các doanh nghiệp không thể áp dụng phương thức “hàng đổi hàng” (dùng tài sản
để thanh toán khi mua sản phẩm, dịch vụ) bởi nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Các loại tài sản dùng để áp dụng phương thức “hàng đổi
hảng” thông thường có tính thanh khoản kém. Nếu đó là các loại hàng hóa thanh
khoản tốt, việc bán tài sản thu hồi tiền để thanh toán các khoản nợ đã trở nên
dễ dàng.
Khi nhận tài sản, bên nhận cũng phải chịu nhiều rủi ro
vì việc quản lý hay bán tài sản.
Trong trường hợp của Hòa Bình, khi nhận tài sản là bất
động sản từ Sun Group và Novaland, công ty phải trực tiếp tìm cách chuyển nhượng
các tài sản đó để thu hồi tiền mặt.
Hòa Bình là một công ty xây dựng. Cho dù lĩnh vực kinh
doanh bất động sản không quá xa lạ, thì đó vẫn không phải là ngành kinh doanh
chính. Năm 2022, chuyển nhượng bất động sản chỉ mang lại cho Hòa Bình vỏn vẹn 1
tỷ đồng trên tổng số hơn 14.100 tỷ đồng doanh thu công ty. Trước đó, mảng này
mang lại cho Hòa Bình 66 tỷ đồng doanh thu, cũng chiếm một tỷ trọng rất nhỏ
trong hơn 11.300 tỷ đồng doanh thu trong năm 2021 của công ty.
Theo Hồng Minh SM –
Tờ MarketTimes