Đồng USD giảm xuống mức thấp nhất 3 tuần sau khi bình luận của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) củng cố kỳ vọng của thị trường rằng ngân hàng trung ương Mỹ sắp kết thúc chu kỳ chính sách thắt chặt.
Tuy nhiên, Fed được cho là
sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong tháng này mặc dù dữ
liệu hôm thứ Sáu cho thấy mức tăng việc làm của Mỹ thấp nhất trong 2 năm rưỡi. Việc
tăng lãi suất dự kiến vào tháng Bảy sẽ xảy ra sau khi Fed tạm dừng vào tháng
Sáu.
Một số quan chức Fed do Chủ tịch Fed San Francisco
Mary Daly dẫn đầu hôm thứ Hai cho biết ngân hàng trung ương có thể sẽ cần tăng
lãi suất hơn nữa để giảm lạm phát - vẫn ở mức cao liên tục, nhưng chu kỳ thắt
chặt chính sách tiền tệ hiện tại của họ sắp kết thúc.
Trong phiên giao dịch thứ Hai (10/7), chỉ số Dollar
index – so sánh USD với
rổ các đồng tiền chủ chốt - giảm 0,3% xuống 101,98, mức thấp nhất trong ba tuần.
Đồng euro đã tăng lên cao nhất trong 3 tháng là 1,0997 USD/GBP.
Tỷ
giá USD ngày 10/7 (theo giờ địa phương)
Đồng bảng Anh giảm
nhẹ nhưng vẫn gần sát mức cao nhất 15 tháng đạt được vào tuần trước, trong bối
cảnh các nhà đầu tư ngày càng tin rằng Ngân hàng Trung ương Anh sẽ có biện pháp
cứng rắn hơn đối với lạm phát bằng cách tăng lãi suất nhiều hơn hơn cả dự đoán
của thị trường.
Bảng Anh kết thúc phiên 10/7 giảm 0,4% so với đồng USD
xuống 1,2789 US/GBP và giảm 0,3% so với đồng euro xuống 85,69 pence.
Tuần trước, bảng Anh đã tăng 1,2% - mức tăng hàng tuần
lớn nhất kể từ giữa tháng 6 – do lợi suất trái phiếu chính phủ Anh tăng mạnh,
khi các nhà đầu tư đánh giá lại kỳ vọng của họ đối với nền kinh tế và lãi suất.
Đây là đồng tiền hoạt động tốt nhất trong số các tiền tệ của nhóm G10 trong năm
nay, đã tăng 5,8% so với đồng USD và 3,2% so với đồng euro. Tuy nhiên, với triển
vọng u ám của nền kinh tế, mức tăng này có thể khó duy trì trong thời gian dài
hơn, các nhà phân tích cho biết.
So với đồng yên, đồng bạc xanh phiên vừa qua giảm xuống
141,32 JPY/USD, mức thấp nhất kể từ ngày 21 tháng 6. Đồng yen đã giảm gần 1,3%
vào thứ Sáu tuần trước sau khi số việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ
tăng 209.000 trong tháng 6, lần đầu tiên sau 15 tháng không đạt được kỳ vọng của
thị trường.
Erik Nelson, chiến lược gia vĩ mô của Wells Fargo ở
London, cho biết: “Áp lực yếu hơn đối với đồng USD… khó có thể cân bằng từ quan
điểm tăng trưởng và lãi suất tương đối”.
"Tăng trưởng của Mỹ vượt xa kỳ vọng, trong khi
châu Âu và Trung Quốc hoạt động kém hiệu quả. Tôi nghĩ rằng nền kinh tế Mỹ mạnh
hơn những gì chúng ta đánh giá, mặc dù chúng ta đã đánh giá cao", ông
Nelson nói thêm.
Thông tin chi tiết trong báo cáo việc làm hôm thứ Sáu
phản ánh mức tăng lương mạnh mẽ liên tục đã củng cố dự đoán của thị trường về
việc Fed sẽ tăng lãi suất vào cuối tháng này, và đợt cắt giảm lãi suất lần đầu
tiên có lẽ sẽ không thể xảy ra trong năm 2023.
Sau khi dữ liệu việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp
của Mỹ không đạt kỳ vọng và cũng không giúp ích nhiều cho việc dự đoán về đường
cong lãi suất, sự chú ý của thị trường lúc này chuyển sang dữ liệu lạm phát của
Mỹ, công bố vào thứ Tư (12/7), với kỳ vọng CPI lõi tăng 5% vào tháng Sáu trên
cơ sở so sánh hàng năm.
Fed đã tăng lãi suất thêm 5 điểm phần trăm kể từ tháng
3 năm 2022 để hạ nhiệt lạm phát tăng nóng nhất trong 4 thập kỷ. Các nhà hoạch định
chính sách của Fed vào tháng trước đã tạm ngừng tăng lãi suất để có thời gian
đánh giá những tác động đang ngày càng sâu sắc của các đợt tăng chi phí vay trước
đó.
Trong khi đó, đồng crown của Na Uy, đồng tiền hoạt động
yếu thứ hai trong số các tiền tệ G10 năm nay, đã mạnh lên sau khi dữ liệu cho
thấy lạm phát cơ bản tiếp tục tăng trong tháng 6 và đạt kỷ lục mới.
Đồng crown của Na Uy vững chắc so với đồng USD và đồng
euro sau dữ liệu lạm phát của Na Uy. Đồng USD kết thúc phiên đã giảm 1% xuống
10,493 NOK/USD, trong khi đồng euro giảm gần 1% xuống 11,5363 NOK/EUR.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc giảm gần như suốt
phiên so với đồng USD sau những con số lạm phát yếu ở nền kinh tế lớn thứ hai
thế giới.
Dữ liệu vào thứ Hai cho thấy giá tại cổng nhà máy (giá
xuất xưởng) trong tháng 6 giảm với tốc độ nhanh nhất trong 7 năm rưỡi và lạm
phát tiêu dùng ở mức thấp nhất kể từ năm 2021, làm dấy lên hy vọng về các biện
pháp hỗ trợ tiếp theo từ chính quyền Trung Quốc.
Kết thúc phiên, USD trên thị trường nước ngoài ít thay
đổi so với đồng nhân dân tệ, ở mức 7,230.
Dữ liệu yếu kém của Trung Quốc đã kéo đồng đô la Úc và
đô la New Zealand - thường được sử dụng làm đại diện thanh khoản cho đồng nhân
dân tệ của Trung Quốc - giảm nhanh. Đô la Úc kết thúc phiên giảm 0,2% xuống
0,6677 USD, trong khi đồng đô la New Zealand hồi phục nhẹ, tăng 0,1% lên 0,6215
USD.
Tỷ giá các tiền tệ chủ chốt ngày 11/7:
(Tham khảo: Refinitiv)
Theo Vũ Ngọc Diệp –
Tờ MarketTimes