Ngoài ra, Saigon Glory, Núi Pháo, Novaland là những nhóm có giá trị đáo hạn lớn trong tháng.
Kết thúc tháng 6/2023, tổng hợp dữ liệu từ Sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, còn 116,5 nghìn tỷ đồng giá trị trái phiếu sẽ
đáo hạn trong năm 2023.
Nếu không có hoạt động mua lại trước hạn nào đáng kể
thì trong 6 tháng còn lại của năm, áp lực đáo hạn sẽ dồn vào tháng 9 với giá trị
cao nhất đạt 32,6 nghìn tỷ đồng, áp lực lớn tiếp theo dành cho tháng 12 với
24,4 nghìn tỷ đồng.
Trong tháng 7, tổng giá trị trái phiếu đáo hạn là 19,4 nghìn tỷ đồng. Nếu không tính các lô trái phiếu tổng trị giá 7,2 nghìn tỷ đồng do Setra (3,75 nghìn tỷ) và Công ty Cổ phần Đầu tư Quang Thuận (3,45 nghìn tỷ) thuộc nhóm doanh nghiệp liên quan đến Vạn Thịnh Phát phát hành năm 2020 và đáo hạn vào ngày 31/7/2022, tổng giá trị trái phiếu đáo hạn không bao gồm trái phiếu của các ngân hàng trong tháng 7 là 12,2 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, Công ty TNHH Saigon Glory (thuộc Bitexco) đến
kỳ đáo hạn 2 lô trái phiếu SGL-2020.04 và SGL-2020.05 vào ngày 28/7
và 10/7 với tổng giá trị đáo hạn là 2.000 tỷ đồng. Được biết Saigon Glory đã gửi
ý kiến trái chủ để lùi thời gian đáo hạn sang năm 2024.
Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo, nhóm Masan, sẽ đáo hạn 1.700 tỷ đồng trái phiếu. Thời gian gần đây, Núi Pháo đã phát hành 4 lô trái phiếu trị giá 2.600 tỷ đồng.
Nhóm Novaland đáo hạn 1.738 tỷ đồng bao gồm Novaland
Group đáo hạn 1.300 tỷ trái phiếu vào ngày 20/7 và gần 138 tỷ vào ngày 23/7; Công
ty TNHH Bất động sản Vĩnh Xuân đáo hạn 300 tỷ vào ngày 10/7.
FE Credit đáo hạn 4 lô trái phiếu tổng trị giá 1.400 tỷ
đồng.
CTCP Phúc Long Vân đáo hạn 1.350 tỷ đồng trái phiếu
vào 12/7.
Ngoài ra, CII đáo hạn 581 tỷ, Điện mặt trời Trung Nam
đáo hạn 300 tỷ, Bất động sản Hà An (công ty con Đất Xanh) đáo hạn 250 tỷ, ...