Chuyên gia từ ngân hàng UBS cho biết những sai lầm trong chính sách của Fed đã dẫn đến việc mất uy tín với các nhà đầu tư và ảnh hưởng tới nền kinh tế.
Paul Donovan, nhà kinh tế trưởng tại UBS Global Wealth Management nhận
định Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed đã thực
hiện một chính sách không thực sự tốt để điều hướng lạm phát suốt 2 năm
qua.
Ông nói rằng Fed đã mắc 3 sai lầm kể từ khi lạm phát tăng cao và nó có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế. Thậm chí, vị chuyên gia còn nhấn mạnh rằng các tác động “không mấy lạc quan” của chính sách thắt chặt tiền tệ tới nền kinh tế Mỹ vẫn chưa thực sự “dừng lại”.
Paul
Donovan, nhà kinh tế trưởng tại UBS Global
Wealth Management
Sau cuộc họp tháng 7, Fed đã quyết định tăng lãi suất
thêm 0,25 điểm phần trăm, đưa phạm vi lãi suất lên 5,25% - 5,5%, mức cao nhất
trong 22 năm qua.
Theo
UBS, đây là 3 “sai lầm” lớn của Fed
1.
Dự đoán “lệch” với thực tế
Quay về năm 2021, thời điểm này Fed đã dự đoán lạm
phát sẽ tăng cao nhưng chỉ là tạm thời. Thậm chí, khi nhận ra lạm phát đã ở mức
“báo động” và kéo dài, họ cũng chưa thực sự thực hiện những hành động có ích và
kịp thời.
Để rồi vào năm 2022, lạm phát cơ bản đã tăng lên mức
cao nhất trong 4 thập kỷ - gần gấp 3 lần dự báo cả năm của Fed vào lúc đó. Vì vậy,
thời gian qua, Fed không chỉ phải chống chọi với lạm phát mà còn phải cố gắng lấy
lại sự tín nhiệm.
Ông Donovan nhận định: “Nếu Fed làm tốt hơn trong việc
giải thích diễn biến của lạm phát, có lẽ họ sẽ không làm tổn hại danh tiếng của
mình”.
2.
Các số liệu có thể không quá “tin cậy”
Fed đã chuyển sang tập trung vào dữ liệu lạm phát tiêu
dùng, chỉ số dựa được tính toán dựa trên giả định nhiều hơn so với các chỉ số
khác. Ví dụ, giá nhà không góp mặt trực tiếp trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
vì nhà ở được coi là một khoản đầu tư thay vì hàng hóa tiêu dùng.
Thay vào đó, các chỉ số lạm phát chính tại Mỹ sẽ tính
toán tiền thuê tương đương của chủ sở hữu (owners’ equivalent rent - số tiền
thuê nhà tương đương với chi phí hàng tháng của việc sở hữu một bất động sản).
Bên cạnh đó, Fed cũng từ bỏ công cụ “forward guidance”
(định hướng thị trường tiền tệ), tức truyền đi các thông điệp về ý định tiếp
theo của Fed và những thông điệp này tác động rất mạnh đến các quyết định của
nhà đầu tư ở thời điểm hiện tại. Làm như vậy, sự tín nhiệm đã được xây dựng
trong nhiều năm của Fed cũng suy giảm đáng kể.
Theo ông Donovan, một số nhà hoạch định chính sách
đang quá phụ thuộc vào các số liệu kinh tế mà không thừa nhận chất lượng của
chúng có phần giảm sút cũng như không thể hoàn toàn nói lên bức tranh toàn cảnh.
Nếu xem xét kỹ hơn về độ đáng tin cậy của các chỉ số này, có thể Fed sẽ hạn chế
bớt những đợt tăng lãi suất liên tục.
3.
Nói về lạm phát tham lam quá muộn
Theo ông Donovan, Fed có xu hướng coi nguyên nhân lạm
phát kể từ năm 2021 là một thể “thống nhất”. Nhưng các yếu tố thúc đẩy lạm phát
trong thời gian qua bao gồm chi tiêu của người tiêu dùng tăng cao, xung đột tại
một số khu vực và lòng tham của các doanh nghiệp - hay còn gọi là lạm phát tham
lam (greedflation).
Nó xảy ra khi doanh nghiệp tìm cách tăng giá và tạo ra
lạm phát để tăng lợi nhuận. Đa phần, các đơn vị này sẽ tăng giá hàng hóa và dịch
vụ mà không có lý do cụ thể hoặc tăng giá quá mức cần thiết.
Có thể nói vào thời kỳ đại dịch, nhiều người dân Mỹ nhận
tiền trợ cấp của chính phủ và mạnh tay chi tiêu tiêu dùng - thúc đẩy giá hàng
hóa tăng. Thậm chí vào cuối năm 2021, nhu cầu dịch vụ tăng khiến một số doanh
nghiệp tăng giá mà không sợ mất khách. Và Fed dường như đã quá “chậm trễ” khi đề
cập tới vấn đề này.
Trong khi nền kinh tế Mỹ dường như vẫn đang trên đà hạ
cánh mềm, ông Donovan nói rằng các chính sách thắt chặt quá mức của Fed có thể
gây ra tác hại không cần thiết cho các nhóm dân số có thu nhập thấp, đồng thời
gây ra những bất ổn và biến động không đáng có cho thị trường tài chính.
“Bài học từ chu kỳ thắt chặt này là Fed cần cải thiện
khả năng ‘giao tiếp’ của mình, không phải với đại chúng - những người không biết
hay không quá quan tâm đến những gì Fed làm, mà là với thị trường”.
(Tham khảo BI)
Theo Thùy Bảo – Tờ
MarketTimes