Chốt phiên giao dịch ngày 29/6, giá dầu, khí tự nhiên và thép cây... đồng loạt tăng, quặng sắt cao nhất 15 tuần, gạo Ấn Độ cao nhất 5 năm, Việt Nam và Thái Lan cao nhất hơn 2 năm, trong khi bạch kim thấp nhất 8 tháng, palađi thấp nhất gần 4,5 năm.
Giá
dầu tiếp đà tăng
Giá dầu tăng, được hỗ trợ bởi tồn trữ dầu thô của Mỹ
thấp hơn nhiều so với dự kiến, song lo ngại lãi suất tăng có thể nhấn chìm tăng
trưởng kinh tế toàn cầu đã hạn chế đà tăng.
Chốt phiên giao dịch ngày 29/6, dầu thô Brent tăng 31
US cent tương đương 0,4% lên 74,34 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI tăng 30
US cent tương đương 0,4% lên 69,86 USD/thùng. Trong phiên trước đó, cả hai loại
dầu đều tăng 3%, sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tồn trữ
dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 23/6/2023 giảm 9,6 triệu thùng, vượt xa
so với dự báo giảm 1,8 triệu thùng của các nhà phân tích.
Các nhà đầu tư lo ngại về việc tăng lãi suất và tăng
trưởng kinh tế, sau khi chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Jerome Powell nhắc lại
ông kỳ vọng các quyết định lãi suất sẽ tiếp tục diễn ra với tốc độ vừa phải
trong những tháng tới.
Giá
khí tự nhiên tăng
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng 1%, do lượng khí tồn trữ
trong tuần qua thấp hơn so với dự kiến và dự báo nhu cầu trong 2 tuần tới cao
hơn so với dự kiến trước đó.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 8/2023 trên sàn New York
tăng 3,3 US cent tương đương 1,2% lên 2,701 USD/mmBTU.
Giá
vàng duy trì vững, bạch kim thấp nhất 8 tháng, palađi thấp nhất gần
4,5 năm
Giá vàng duy trì vững, do các thương nhân mua vào kiếm
lời sau khi giá vàng dưới ngưỡng 1.900 USD/ounce, được thúc đẩy bởi hàng loạt số
liệu kinh tế mạnh mẽ của Mỹ.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 0,1% lên 1.908,4
USD/ounce, trong khi đó vàng kỳ hạn tháng 8/2023 trên sàn New York giảm 0,2% xuống
1.917,9 USD/ounce.
Trong phiên, giá vàng giảm xuống dưới ngưỡng 1.900
USD/ounce – lần đầu tiên – kể từ giữa tháng 3/2023, sau số liệu cho thấy chỉ số
đồng USD tăng 0,4%, khiến vàng thỏi trở nên kém hấp dẫn đối với khách mua hàng
nước ngoài. Đồng thời, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng cũng
gây áp lực đối với giá vàng.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ trong tuần trước
giảm mạnh nhất 20 tháng, cho thấy thị trường lao động tăng mạnh cũng thúc đẩy tổng
sản phẩm quốc nội trong quý 1/2023 tăng.
Giá bạch kim giảm 1,6% xuống 896,55 USD/ounce – thấp
nhất 8 tháng.
Giá palađi giảm 1,6% xuống 1.228,5 USD/ounce – gần mức
thấp nhất kể từ tháng 12/2018.
Giá đồng
thấp nhất 1 tháng
Giá đồng chạm mức thấp nhất 1 tháng, do đồng USD tăng
mạnh, lo ngại về lãi suất tăng cao ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu
và dấu hiệu nhu cầu tại nước tiêu thụ kim loại hàng đầu – Trung Quốc – suy giảm.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 1% xuống
8.175 USD/tấn, sau khi chạm 8.141 USD/tấn – thấp nhất kể từ ngày 1/6/2013.
Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc dự kiến sẽ giảm tháng
thứ 3 liên tiếp trong tháng 6/2023, nhấn mạnh sự cần thiết của các chính sách
kích thích hơn nữa để chống lại nhu cầu yếu.
Giá
quặng sắt vẫn cao nhất 15 tuần, thép cây tăng
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng lên mức cao nhất
15 tuần, được củng cố bởi sự lạc quan mới về triển vọng kích thích hơn nữa, nhằm
hỗ trợ sự phục hồi kinh tế đang chững lại của Trung Quốc.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2023 trên sàn Đại Liên
tăng 0,9% lên 830,5 CNY (114,71 USD)/tấn, sau khi đạt 835 CNY/tấn - cao nhất kể
từ ngày 16/3/2023.
Trong khi đó, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 7/2023 trên
sàn Singapore giảm 0,4% xuống 112,95 USD/tấn.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây tăng 0,2%, thép cuộn
cán nóng giảm 0,2%, thép cuộn tăng 0,6%, trong khi thép không gỉ giảm 1,2%.
Giá
cao su giảm
Giá cao su tại Nhật Bản giảm, do lo ngại nền kinh tế tại
nước mua hàng đầu – Trung Quốc – phục hồi chậm, làm lu mờ sự hỗ trợ từ đồng JPY
yếu hơn so với đồng USD.
Giá cao su kỳ hạn tháng 12/2023 trên sàn Osaka giảm
0,3 JPY xuống 205,3 JPY (1,4 USD)/kg.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 9/2023 trên sàn Thượng
Hải giảm 35 CNY xuống 11.885 CNY (1.641 USD)/tấn.
Đồng JPY suy yếu khiến tài sản mua bằng đồng JPY Nhật
Bản đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Giá
cà phê tăng tại Việt Nam, giảm tại London và New York
Hoạt động giao dịch cà phê Việt Nam vẫn chậm chạp, do
thị trường chịu ảnh hưởng bởi tình trạng khan hiếm nguồn cung kéo dài nhiều
tháng, trong khi hoạt động giao dịch cà phê tại Indonesia bị đình trệ do nghỉ lễ.
Giá cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam (loại 2, 5%
đen & vỡ) chào bán ở mức cộng 167-200 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng
9/2023 trên sàn London, tăng so với 125-170 USD/tấn 1 tuần trước đó. Tại thị
trường nội địa, cà phê nhân xô được bán với giá 65.400-66.900 VND (2,77-2,84
USD)/kg, tăng so với 65.000-67.000 VND/kg 1 tuần trước đó.
Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong nửa đầu năm 2023 ước
giảm 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 1,02 triệu tấn, tương đương 17 triệu
bao (60 kg). Kim ngạch xuất khẩu cà phê trong 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3% so với
cùng kỳ năm ngoái lên 2,4 tỉ USD.
Tại New York, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9/2023
giảm 0,35 US cent tương đương 0,2% xuống 1,616 USD/lb, sau khi chạm mức thấp nhất
5 tháng (1,5775 USD/lb) trong đầu phiên giao dịch.
Tại London, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 9/2023 giảm
46 USD tương đương 1,8% xuống 2.570 USD/tấn.
Giá
đường giảm
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2023 trên sàn ICE giảm
0,5 US cent tương đương 2,2% xuống 22,07 US cent/lb, sau khi chạm mức thấp nhất
gần 3 tháng (21,81 US cent/lb) trong đầu phiên giao dịch.
Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2023 trên
sàn London giảm 8,2 USD tương đương 1,3% xuống 620,6 USD/tấn.
Giá ngô thấp nhất gần 3 tuần, lúa mì giảm, đậu tương
tăng
Giá ngô trên sàn Chicago giảm xuống mức thấp nhất gần
3 tuần, do mưa thúc đẩy triển vọng năng suất cây trồng tại khu vực Trung tây Mỹ.
Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 12/2023 giảm 8-1/4
US cent xuống 5,28-1/2 USD/bushel, sau khi chạm 5,26-1/4 USD/bushel – thấp nhất
kể từ ngày 9/6/2023. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 9/2023 giảm 2-1/4 US cent xuống
6,67-1/2 USD/bushel. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 8/2023 tăng 6-3/4 US cent lên
13,67-3/4 USD/bushel và giá đậu tương kỳ hạn tháng 11/2023 tăng 3/4 US cent lên
12,65-3/4 USD/bushel.
Giá
gạo Ấn Độ cao nhất 5 năm, Việt Nam và Thái Lan cao nhất hơn 2 năm
Giá xuất khẩu gạo Ấn Độ đạt mức cao nhất 5 năm, do nguồn
cung khan hiếm và động thái tăng giá mua lúa bắt buộc của chính phủ, trong khi
giá gạo tại Việt Nam và Thái Lan cũng đạt mức cao nhất hơn 2 năm.
Tại Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo hàng đầu, giá gạo 5% tấm
tăng tuần thứ 5 liên tiếp lên 409-416 USD/tấn – cao nhất kể từ đầu tháng 5/2018
so với 397-405 USD/tấn cách đây 1 tuần.
Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm ở mức 515 USD/tấn – cao
nhất kể từ tháng 3/2021 so với 505 USD/tấn 1 tuần trước đó.
Giá gạo tăng do nhu cầu từ châu Á và châu Phi đối với
gạo Thái Lan, khi giá gạo tại Ấn Độ tăng. Ngoài ra, giá gạo cũng được hỗ trợ bởi
nguồn cung hạn chế với các lô hàng sang Indonesia và Philippines.
Đối với loại 5% tấm, giá gạo Việt Nam ở mức 500-510
USD/tấn – cao nhất kể từ tuần kết thúc ngày 1/4/2021, so với 495-505 USD/tấn 1
tuần trước đó.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 30/6
Theo Minh Quân – Tờ
MarketTimes