Các công ty phương Tây đã nộp 288 tỷ rúp (3,5 tỷ USD) tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào năm ngoái, đóng góp 1% vào thu ngân sách của Nga, theo Novaya Gazeta Europe.
Các công ty phương Tây lãi lớn
Moscow Times dẫn nguồn trang web tin tức độc lập của
Nga Novaya Gazeta Europe cho biết, một trăm công ty phương Tây lớn nhất vẫn
đang hoạt động ở Nga đã công bố lợi nhuận ròng đạt tổng cộng 1,1 nghìn tỷ rúp
(13,3 tỷ USD) vào năm 2022.
Kết quả này - dựa trên báo cáo tài chính của các pháp
nhân đã đăng ký tại Nga với sở hữu hoàn toàn hoặc một phần của nước ngoài -
đánh dấu mức tăng 54% so với năm 2021.
Các nhà nghiên cứu từ Ukraine ước tính rằng hơn 1.300
công ty phương Tây tiếp tục hoạt động ở Nga, trong khi đó có hơn 700 công ty
đang tạm dừng hoạt động và 241 công ty hoàn toàn rời khỏi đất nước này.
Tập đoàn năng lượng TotalEnergies của Pháp, vẫn duy
trì các khoản đầu tư vào Nga mặc dù rút một số tài sản, đã tăng gấp đôi lợi
nhuận ròng lên 269 tỷ rúp (3,2 tỷ USD), theo Novaya Gazeta Europe.
Ngân hàng Raiffeisen của Áo, một trong những ngân hàng phương Tây lớn cho vay ở Nga, đã tăng gần gấp bốn lần lợi nhuận ròng lên 141 tỷ rúp (1,7 tỷ USD).
Công ty năng lượng Pháp thu về lợi nhuận khổng lồ
trong năm 2022. Ảnh: TotalEnergies.com
10 công ty có thu nhập cao nhất ở Nga bao gồm PepsiCo,
British Petroleum, Japan Tobacco, Mondelez International (trước đây là Kraft
Foods), Mars, gã khổng lồ đóng gói Mondi, Kia và công ty vật liệu xây dựng đa
quốc gia Knauf.
Các công ty phương Tây đã nộp 288 tỷ rúp (3,5 tỷ USD)
tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào năm ngoái, đóng góp 1% vào thu ngân sách của
Nga, theo Novaya Gazeta Europe.
Các công ty Pháp, Anh và Mỹ nộp thuế nhiều nhất với lần
lượt 55 tỷ, 47 tỷ và 40 tỷ rúp.
Tăng cường thương mại với Trung Quốc
Trong khi đó, cũng theo Moscow Times, tổng giá trị
thương mại của Trung Quốc với Nga trong tháng 5 đã tăng vọt lên mức chưa từng
thấy kể từ khi sau xung đột.
Dữ liệu từ Bắc Kinh cho thấy, giá trị thương mại giữa
hai nước vào tháng 5 đạt 20,5 tỷ USD, trong đó hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ
Nga trị giá 11,3 tỷ USD.
Hiện tại không có phân tích chính thức về các số liệu,
điều này cũng cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc trên diện rộng lần đầu tiên giảm
kể từ tháng 2 - phá vỡ chuỗi tăng trưởng kéo dài hai tháng khi phục hồi sau
Covid.
Lạm phát toàn cầu gia tăng, nguy cơ suy thoái kinh tế ở
những nơi khác và căng thẳng địa chính trị với Mỹ đã làm suy yếu nhu cầu đối với
các sản phẩm của Trung Quốc.
Tuy nhiên, mối liên kết giữa Trung Quốc và Nga đã giúp
giảm thiểu các thiệt hại về kinh tế giữa hai nước.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, và tổng kim ngạch thương mại giữa hai bên đạt mức kỷ lục 190 tỷ USD vào năm ngoái, theo dữ liệu hải quan Trung Quốc.
Ra mắt mẫu xe Trung Quốc ở Nga. Ảnh: Sergei
Kiselev / Moskva News Agency
Trong hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 3, Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết thúc đẩy thương mại
lên 200 tỷ USD vào năm 2023 và đề cao mối quan hệ "đối tác không giới hạn".
Bên cạnh đó, Nga cũng có kế hoạch tăng nguồn cung cấp
năng lượng cho Trung Quốc thêm 40% trong năm nay - Phó Thủ tướng Nga Alexander
Novak tuyên bố vào tháng trước.
Mặc dù Bắc Kinh giữ vị thế trung lập đối với cuộc xung
đột ở Ukraine, nhưng các nước phương Tây đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc vì
không lên án Moscow và vì mối quan hệ đối tác chiến lược chặt chẽ với Nga.
Số liệu hôm 7/6 cho thấy xuất khẩu Trung Quốc sang Nga
tăng 75,6% trong tháng 5, mức cao nhất kể từ sau xung đột, trong bối cảnh
thương mại với hầu hết các thị trường lớn ở châu Âu và Mỹ tiếp tục giảm.
Theo Tất Đạt – Tờ
MarketTimes